Shop vợ chồng 24h | Shop người lớn uy tín Việt Nam
  Sản phẩm chính hãng   Hỗ trợ phí ship   Bảo hành đổi mới   Uy tín kín đáo
Gọi ngay để nhận ưu đãi  
Hotline  

Mamaboy là gì? Dấu hiệu nhận biết một “Mama boy” chính hiệu

Từ khóa “Mamaboy” giờ đây được nhiều chị em phụ nữ sử dụng để châm biếm, trêu chọc những chàng trai dù đã trưởng thành nhưng vẫn dựa vào mẹ của mình. Đây trở thành một trò đùa, lời chê trách phổ biến hiện nay. Vậy, thực chất mamaboy là gì, các dấu hiệu nào nhận biết một mamaboy chính hiệu, và lý do vì sao càng ngày xuất hiện càng nhiều mamaboy sẽ là những điều được ShopVoChong24H.Com giải đáp trong bài viết hôm nay.

Mamaboy là gì?

Mamaboy (Mother’s boy, Mummy’s boy) mang nghĩa là con trai cưng của mẹ. Đây là từ diễn tả châm biếm các chàng trai đã trưởng thành nhưng luôn dựa dẫm vào mẹ của mình. Họ là những người luôn hỏi ý kiến của mẹ, luôn để mẹ lựa chọn, giải quyết mọi vấn đề, kể cả những gì nhỏ nhặt nhất.

Các “Mamaboy” là những chàng trai tôn thờ mẹ tuyệt đối. Mọi hành động của mẹ họ đều đúng, được họ tán dương nhiệt liệt dù đúng hay sai. Vì lý do này, Mamaboy trở thành các chàng trai nhu nhược, thiếu chính kiến.

Chị em phụ nữ không một ai muốn bản thân hẹn hò, chung sống với một Mamaboy. Khi sống chung, yêu đương với những người này, sự mệt mỏi, nhàm chán và căng thẳng sẽ tăng cao.

mamaboy là gì

Mamaboy là người đàn ông dù đã trưởng thành nhưng vẫn dựa dẫm vào mẹ

Nguồn gốc của Mamaboy bắt đầu từ đâu?

Mamaboy xuất hiện vào đầu thế kỷ 20, nguồn gốc từ giả thuyết nghiên cứu trẻ em của Benjamin Spock và Sigmund Freud. Hai người họ cho rằng, việc quá gần gũi, quá xa cách với mẹ sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ nhỏ.

Do đó, những cậu trai được mẹ bảo bọc, chăm sóc quá mức sẽ trở nên phụ thuộc vào mẹ. Từ khi sinh thời tới lúc trưởng thành, các chàng trai này đều bị ảnh hưởng bởi mẹ họ và trở thành Mamaboy.

Vì sao ngày càng có nhiều Mamaboy?

Tại châu Á, tình trạng trọng nam khinh nữ hiện nay vẫn tồn tại phổ biến, do đó, Mamaboy vẫn xuất hiện rất nhiều ở các đất nước Châu Á. Ngày nay, các nàng đẹp đề nhắc tới cụm từ Mamaboy để nhắc tới các đối tượng hẹn hò bản thân không ưng ý, muốn tránh né.

Các ca sĩ Việt Nam còn sử dụng cụm từ “Mamaboy” vào những sáng tác của mình như một cách châm biếm ẩn ý.

Các dấu hiệu nhận biết một Mamaboy chính hiệu

Các chàng trai Mamaboy là những người rất dễ nhận biết trong xã hội hiện nay. Một số cách cư xử, tính cách của họ khi giao tiếp với người xung quanh sẽ chứng minh điều này. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết một Mamaboy chính hiệu:

Hay nhắc tới mẹ trong cuộc trò chuyện

Trong các cuộc hội thoại, trò chuyện, các Mamaboy luôn có câu cửa miệng như “mẹ anh dặn là… ” hay ” mẹ anh bảo…” Dù có đang đi chơi riêng, ăn uống hay mua sắm cùng người yêu, các Mamaboy sẽ không quan tâm tới sở thích của nàng mà chỉ chăm chú về mẹ.

Họ sẽ kể về sở thích, gu thời trang của mẹ để chọn trang phục, đồ ăn hay địa điểm vui chơi. Cuối cùng, các chàng trai này sẽ chỉ chọn các món đồ đúng sở thích với mẹ chứ không chú ý tới bạn gái của mình.

Người mẹ là một “Đấng toàn năng”

dấu hiệu nhận biết một mamaboy chính hiệu

Các mamaboy luôn coi người mẹ là “Đấng toàn năng” có thể giải quyết mọi vấn đề

Đối với Mamaboy, mẹ của họ như một “Google sống”, “Bách khoa toàn năng”, luôn có khả năng giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. Không khó khăn trong việc bắt gặp các chàng trai này hỏi mẹ họ về cách ăn uống, cách lựa chọn đồ đạc, cách mua sắm,..

Thiếu quyết đoán trong cuộc sống

Đa số các Mamaboy đều thiếu quyết đoán trong mọi vấn đề. Từ bé tới lớn, những cậu trai này đều không phải quyết định điều gì cả, mọi chuyện đều được mẹ của họ thay mặt quyết định.

Do đó, các Mamaboy không thể bước ra vòng an toàn của chính mình, không thể tự đưa ra quyết định cho cuộc đời của mình.

Dễ bị cảm xúc chi phối giống phụ nữ

Vì được nuông chiều từ nhỏ, Mamaboy dễ dàng cáu gắt, giận dỗi thái quá khi không đạt được những điều bản thân mong muốn. Họ sẽ có các hành động trẻ con, không phù hợp với lứa tuổi. Những cảm xúc giận dỗi, vui vẻ, khó chịu của các cậu trai này đều dễ dàng bị bắt gặp trên khuôn mặt.

Việc dựa dẫm vào mẹ từ nhỏ khiến Mamaboy không phải đối mặt với những khó khăn, thử thách của cuộc sống. Kết quả đem lại là họ không trang bị đủ kỹ năng để kiểm soát, quản lý cảm xúc cá nhân khi thiếu bóng mẹ bên cạnh.

Sau khi kết hôn vẫn bám lấy mẹ

dấu hiệu nhận biết một mamaboy chính hiệu

Vì sự dựa dẫm, các mamaboy dù kết hôn nhưng vẫn luôn tìm về với mẹ

Ngay từ thuở thơ ấu, các Mamaboy đều dựa vào mẹ nên họ không có tính tự lập. Điều này dẫn tới hậu quả rằng, sau khi kết hôn, họ vẫn tìm tới mẹ để được bảo bọc, và giải quyết các khó khăn.

Sau khi kết hôn, ai cũng cần đối mặt với những vấn đề về tài chính, cách cân bằng giữa công việc và gia đình. Nhưng thay vì lựa chọn cùng vợ của mình giải quyết vấn đề, các Mamaboy sẽ chạy về tìm mẹ và nhờ mẹ giải quyết.

Luôn cảm thấy tội lỗi

Các cậu con trai cưng của mẹ luôn cảm thấy tội lỗi, sự mâu thuẫn trong tâm lý xuất phát từ cảm giác xung đột trong mối quan hệ cùng mẹ. Sự trưởng thành kéo theo sự mâu thuẫn ngày một to lớn, ảnh hưởng tới những mối quan hệ của chàng trai.

Các Mamaboy gặp khó khăn trong việc xử lý ổn thỏa cảm xúc yêu, ghét trong thâm tâm. Họ không thể diễn đạt cảm xúc của bản thân đồng nghĩa với việc họ thấy không xứng đáng với tình yêu của bạn đời. Điều này còn thể hiện sự phụ thuộc mạnh mẽ vào mẹ, tạo ra rất nhiều vấn đề tiêu cực về tâm lý cá nhân.

Thiếu tinh tế khi xử lý tình huống

Sự bảo bọc của người mẹ khiến các Mamaboy không có trải nghiệm thực tế, khiến các kỹ năng xử lý tình huống của họ bằng 0. Khi rời xa vòng tay của mẹ, họ gặp phải nhiều khó khăn, trải qua các trường hợp, tình huống không mong muốn. Sự rắc rối này làm họ cảm thấy bất an, không tự tin khi đối mặt với các thách thức trong cuộc sống.

Mamaboy trở nên phổ biến từ khi nào?

Hiện nay, mamaboy trở thành một trải nghiệm hẹn hò cho nhiều cô gái. Các chàng “con trai cưng của mẹ” trở thành đề tài của các tác phẩm giải trí, truyền thông. Một số ví dụ điển hình cho hình thức sử dụng hình ảnh mamaboy là:

  • Bài rap “Con trai cưng” (Bray): Rapper Bray đã cho ra mắt sản phẩm âm nhạc mang tên “Con trai cưng”, lời bài hát gồm nhiều hình ảnh liên quan tới Mamaboy. Trên thực tế, cách gọi “con trai cưng của mẹ” được dịch sát nghĩa nhất với cụm từ Mamaboy.
  • MV “Vì mẹ anh bắt chia tay” (Miu Lê & Karik): Lời bài hát phản ánh đúng thực trạng của các chàng Mamaboy khi dù yêu thương cô gái của mình, nhưng vì “mẹ bắt” nên chấp nhận nghe lời và chia tay người yêu. Bài hát trở nên phổ biến và viral trong một khoảng thời gian dài trên các nền tảng mạng xã hội.
  • TV Series “I Love A Mama’s Boy”: Đài TLC cho ra mắt series này nhằm bóc tách, công khai các rắc rối, vấn đề liên quan tới việc hẹn hò cùng một chàng mama boy.

Ngoài ra, vào năm 2018, một người đàn ông Đài Loan bị bắt vì gian lận và rửa tiền. Báo Đài Loan cho biết anh ta sống trong một gia đình giàu có ở một căn hộ có giá trị 30 triệu tệ. Nhưng khi cảnh sát thẩm vấn, anh ta đã khóc nức nở và chỉ muốn được gặp mẹ.

Mamaboy trở nên phổ biến từ khi nào

Những chàng trai là con cưng của mẹ hiện nay trở thành một trải nghiệm hẹn hò cho các cô gái

Hậu quả của tình trạng Mamaboy là gì?

Là một Mamaboy, các cậu trai này sẽ gặp các hậu quả tiêu cực. Một số hậu quả cụ thể là:

  • Những người này thường tự ti, thiếu khả năng tự lập trong cuộc sống. Họ gặp sự khó khăn trong quá trình xây dựng, duy trì các mối quan hệ tình cảm do thiếu khả năng tự chủ cá nhân.
  • Mamaboy là những chàng trai mong manh, nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Họ sẽ thấy bất an khi mất đi sự hỗ trợ cả người mẹ. Vì sự dựa dẫm, họ sẽ thấy khó chịu trong các mối quan hệ khi không chiều chuộng mình như mẹ.
  • Mamaboy có thể ảnh hưởng tới sự phát triển cá nhân, sự nghiệp của họ. Vì sự thiếu tự tin, họ khó thăng tiến trong công việc, không thể thực hiện mục tiêu cá nhân một cách hiệu quả.

Làm thế nào để “đối phó” với một Mamaboy?

Để đối phó với một Mamaboy thực thụ, cần thúc đẩy sự tự tin, tự lập cho chàng trai này. Cần khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động, trải nghiệm mới mẻ để phát triển kỹ năng sống, phát triển kỹ năng tự chủ.

Cần tạo ranh giới rõ ràng giữa mối quan hệ của họ với mẹ, mối quan hệ của họ với đối tác và bạn bè. Cần khuyến khích, hỗ trợ họ xây dựng các mối quan hệ xã hội, tình cảm độc lập, và hỗ trợ họ phát triển kỹ năng giao tiếp tốt hơn.

Lời kết

Mamaboy là tình trạng nam giới quá dựa dẫm vào người mẹ, dẫn tới sự thiếu tự chủ, thiếu quyết đoán trong mọi vấn đề của cuộc sống. Mamaboy cũng là thuật ngữ được nhiều người dùng để châm biếm các cậu trai này. Ngoài ra, Mamaboy còn là kiểu đàn ông bị nhiều phụ nữ chán ghét, tránh xa và không muốn dây dưa. Hi vọng với những thông tin trên, quý bạn đọc đã hiểu hơn về “Con trai cưng của mẹ” – Mamaboy là gì, cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết!

Nội dung liên quan:

blank

Chung Hoàng

Chào bạn! Tôi là Thạc sỹ, Bác sĩ Chung Hoàng, tôi đã tốt nghiệm khoa vật lý trị liệu tại ĐH Johns Hopkins, hiện đang là giảng viên y học cổ truyền tại viện nghiên cứu Karolinska và cố vấn các thiết bị y tế hiện đại tại một trường cao đẳng ở Anh. Đồng thời tôi là tác giả nhiều bài viết của nhiều trang về sức khỏe hôn nhân gia đình như trang SHOPVOCHONG24H,... và các trang khác. Tôi mong muốn đóng góp những giá trị hữu ích cho hôn nhân gia đình, sức khỏe giới tính, giúp quý vị có một gia đình hạnh phúc, vạn sự như ý !