Queerbaiting là gì? Phân biệt Queerbaiting và Representation
Thuật ngữ Queerbaiting hiện nay không quá phổ biến với nhiều người, nhưng lại nhận được nhiều sự quan trâm trong thời gian gần đầy. Vậy Queerbaiting là gì và nó mang ý nghĩa như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng ShopVoChong24H.Com tìm hiểu các thông tin liên quan tới thuật ngữ Queerbaiting.
Queerbaiting là gì?
Queerbaiting là từ chỉ phương thức mang nội dung giải trí ra thị trường có các hình ảnh liên quan tới LGBT, nhằm mục đích thu hút người xem và sự chú ý. Theo ý nghĩa, Queerbaiting gồm hai thành phần, đầu tiên là “Queer” chỉ người nằm ngoài nhị nguyên giới (người thuộc cộng đồng LGBT), và “Bait” có ý nghĩa là mồi câu.
Queerbaiting sẽ xuất hiện trong MV âm nhạc giải trí, phim ảnh hoặc sách truyện,.. Những nhân vật dị tính xuất hiện trong các tác phẩm này sẽ có hành động mập mờ, không khẳng định hay đính chính về xu hướng tính dục của bản thân.
Vì là kiểu câu kéo “view bẩn”, nên Queerbaiting nhận về nhiều chỉ trích từ xã hội.
Nguồn gốc bắt nguồn của thuật ngữ Queerbaiting
Vào những năm 50 tại thế kỷ trước, Hoa Kỳ xuất hiện nỗi sợ mang tên “hoa oải hương” hoặc “màu tím”. Nỗi sợ này ám chỉ sự kỳ thị người đồng tính trong xã hội, chính trị. Vào thời điểm này, những người thuộc cộng đồng LGBT lo lắng về vấn đề mất đi việc làm, họ thường giấu đi xu hướng tính dục thật của mình. Vì vậy, thuật ngữ Queerbaiting xuất hiện, đây là chiến thuật gồm việc dụ dỗ, tống tiền và tìm kiếm những ai có xu hướng tính dục lệch với tiêu chuẩn thời bấy giờ.
Thuật ngữ Queerbaiting phổ biến thông qua các cuộc thảo luận trên internet vào năm 2010. Từ đó về sau, Queerbaiting sẽ xuất hiện ở những cuộc tranh cãi về mối quan hệ của hai người đồng giới như một cách thu hút sự chú ý của người xem. Sự tranh cãi xuất hiện vì tất cả mọi người đều không đảm bảo mối quan hệ này có tồn tại thực sự hay không.
Tại sao Queerbaiting trở nên phổ biến?
Queerbaiting trở nên phổ biến từ những năm 2010. Trong thời điểm này, khán giả sử dụng thuật ngữ Queerbaiting để ám chỉ các bộ phim, MV âm nhạc dùng các yếu tố đồng tính, đồng giới nhằm thu hút người xem. Đặc điểm chung của các sản phẩm có yếu tố đồng tính là dù cố gắng thêm thắt các tình tiết này, nhưng chúng đều không rõ ràng, hoặc không phát triển đầy đủ.
Trong giai đoạn thời kỳ đầu của điện ảnh, người đồng tính sẽ được xuất hiện “ngầm” để tránh đi sự chỉ trích của xã hội, lách luật điện ảnh. Ngày ấy, khi muốn diễn tả một anh chàng đồng tính nam, biên kịch cho giới thiệu nhân vật này có thiên hướng nữ tính, yêu cái đẹp, yêu nghệ thuật cho khán giả tự hiểu. Nhưng đây là khái niệm mang tên Queercooking.
Điểm khác biệt rõ rệt của hai khái niệm này nằm ở việc queerbaiting sinh ra để tạo ra lợi nhuận, câu kéo người xem. Cụ thể ở việc các sản phẩm điện ảnh Việt Nam thường sử dụng hình ảnh nhân vật đồng tính tạo yếu tố gây cười, sự tò mò, tranh cãi qua một số phân cảnh mang tính “gợi dục”.
Tác dụng của Queerbaiting là có lợi hay có hại?
Để biết tác dụng của Queerbaiting mang lại lợi ích hay tác hại, cần chú ý tới nhiều yếu tố. Tuy nhiên, tác hại rất lớn của hình thức này là khiến cộng đồng LGBT bị tổn thương nặng nề, trong khi họ cũng là những người xứng đáng nhận được sự tôn trọng nhất định.
Một số lợi ích và tác hại cụ thể của Queerbaiting là:
Xét theo hướng tích cực
Queerbaiting là một hình thức thu hút được nhiều sự quan tâm, chú ý từ người xem. Hỗ trợ giúp quan hệ cho 2 nhân vật trong các sản phẩm giải trí được khán giả biết tới rộng rãi. Queerbaiting hỗ trợ tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho nhà sản xuất, nhà đầu tư và tác giả của tác phẩm.
Xét theo hướng tiêu cực
Về mặt tiêu cực, hình thức Queerbaiting đem tới sự tổn thương nặng nề cho những người thuộc cộng đồng LGBT. Những hành động mập mờ mà người cùng giới đem lại cho họ có thể khiến họ có những suy nghĩ nghiêm túc cho mối quan hệ này, nhưng người kia thì không.
Khi phát hiện ra sự thật này, những người đồng tính cảm thấy hụt hẫng, buồn bã và cảm giác bị lừa dối, bị lợi dụng.
Vì sao Queerbaiting lại được cho là “miếng mồi ngon” cho giới giải trí?
Ngành giải trí luôn lợi dụng Queerbaiting vì nó là một hình thức thu được lợi nhuận tốt, và có thể tăng độ nổi tiếng cho những người tham gia. Một số hình thức Queerbaiting trong giới giải trí toàn cầu tồn tại như sau:
Queerbaiting tại Hollywood
Queerbaiting đã xuất hiện trong một vài sản phẩm Hollywood và giới điện ảnh, ca nhạc phương Tây. Một số ví dụ cụ thể là:
- MV “Lost Cause” (Billie Eilish): Nữ ca sĩ trẻ tuổi Billie Eilish từng nhận rất nhiều chỉ trích vì hình ảnh cô nằm trên giường với một nhóm bạn nữ trong MV.
- MV “Break up with your boyfriend” (Ariana Grande): Nhận về hàng trăm nghìn chỉ trích vì các hành động có liên quan tới Queerbaiting.
Những sản phẩm ca nhạc trên đều bị nghi vấn sử dụng Queerbaiting. Những nghi vấn không có lời giải thích chính là chìa khóa khiến các tác phẩm này trở nên nổi tiếng hơn.
Queerbaiting tại Vbiz
Hiện nay, thị trường Vbiz cũng xuất hiện các hình ảnh nghệ sĩ nam lợi dụng hình thức Queerbaiting. Ngoài ra, sân khấu trực tiếp, video âm nhạc đậm chất Queerbaiting giữa các thành viên, ca sĩ nữ xuất hiện ngày càng nhiều.
Các show truyền hình thực tế cũng nắm được “cần câu” này mà sử dụng để thu hút người xem, điển hình như show “Người ấy là ai?”. Khi theo dõi, dễ dàng bắt gặp hình thức Queerbaiting được lồng ghép, thể hiện trên sân khấu.
Queerbaiting tại Kpop
Trong Kpop, các hình ảnh Queerbaiting vì xuất hiện quá dày đặc nên nhận về nhiều phản ánh, chỉ trích. Những thành viên thuộc các nhóm nhạc nổi tiếng Kpop đều bị cho là làm mồi nhử để câu kéo sự thu hút, người hâm mộ theo yêu cầu của các công ty quản lý.
Tất cả các cử chỉ, hành động thân mật, đụng chạm da thịt, các hoạt động fan-service nói chung đều được liệt vào danh sách quảng bá cho phong trào Queerbaiting.
Các việc như đẩy thuyền, các hành vi mập mờ của những người nổi tiếng, idol trên sân khấu đại chúng đều thể hiện hình thức Queerbaiting đã bị ngành công nghiệp giải trí lợi dụng để thu hút sự ủng hộ.
Một sản phẩm/ nghệ sĩ thế nào được gọi là Queerbaiting?
Một sản phẩm/nghệ sĩ được gọi là lạm dụng Queerbaiting khi họ thực chất mang xu hướng tính dục là dị tính, nhưng luôn thể hiện các cử chỉ mập mờ với người đồng giới, tạo ra sự tranh cãi, tò mò tới người theo dõi.
Khi một sản phẩm giải trí lồng ghép những hint về cộng đồng LGBT, nhưng không có công bố trực tiếp, công khai nhằm xác định rõ điều này, đây được đánh giá là sử dụng Queerbaiting để thu hút lợi nhuận.
Trong suốt thời gian qua, nhiều nghệ sĩ, tác phẩm giải trí có lồng ghép hình thức Queerbaiting để câu kéo người xem theo cách khéo léo. Một số ví dụ điển hình như sau:
- Tác phẩm Harry Potter (J.K.Rowling): Tác giả tuyên bố khi cuốn sách xuất bản vào năm 2007 rằng cụ Dumbledore là một đồng tính nam. Nhưng nhận về là sự ngạc nhiên của chính tác giả vì không ai thấy điểm khác biệt lạ thường của nhân vật. Sau khi loạt phim phủ sóng toàn cầu, J.K.Rowling lại từ chối cho biết về giới tính của Dumbledore rõ ràng.
- Chương trình Supernatural: Các nhân vật nam của Dean và Castiel đã có sức hút rất mạnh mẽ, nhận được sự ủng hộ của người hâm mộ. Về nhiều năm sau, chương trình vẫn luôn tập trung vào mối quan hệ của nhân vật nhưng không được giải thích rõ ràng. Điều này làm đánh bóng tên tuổi của hai người càng thêm nổi tiếng.
Làm thế nào để chấm dứt hành vi Queerbaiting?
Cách để chấm dứt hành vi Queerbaiting gồm một số lưu ý sau:
- Tôn trọng cộng đồng LGBT: Cần tôn trọng, thấu hiểu các giá trị, mong muốn của cộng đồng LGBT. Không sử dụng visual, hành động, cử chỉ để thu hút khán giả nhưng không có kế hoạch, dự định công khai cụ thể.
- Đề xuất các biện pháp xử lý: Cần có các quy định, rõ ràng về Queerbaiting để có hướng xử lý khi xuất hiện hành vi, hình thức này.
- Khuyến khích hình thức Representation: Representation là hình thức tạo ra mối quan hệ đồng tính chân thực, tích cực nhằm ưu tiên tạo ra nhân vật, câu chuyện mang tính xây dựng công khai. Vì thế, để loại bỏ hình thức Queerbaiting, hãy ưu tiên khuyến khích Reprensentation để mang lại sự tích cực, lan tỏa thông điệp công khai cho công chúng.
Phân biệt giữa Queerbaiting và Representation
Trong ngành giải trí, có hai khái niệm Queerbaiting và Representation được nhắc tới rất nhiều. Một số đặc điểm để phân biệt hai khái niệm này là:
Representation:
- Mục tiêu: Tạo ra nhân vật, mối quan hệ đồng tính theo cách chân thực, tích cực.
- Minh bạch: Hiển thị rõ ràng thông qua câu chuyện, status trên các mạng xã hội hoặc hành động của từng nhân vật.
- Phát triển: Nhân vật, mối quan hệ được phát triển, xây dựng rõ nét qua thời gian.
Queerbaiting:
- Mục tiêu: Thu hút, câu kéo người xem qua cộng đồng LGBT qua hành động, cử chỉ mập mờ. Không có công bố công khai hoặc kế hoạch phát triển rõ ràng.
- Minh bạch: Sử dụng các hint, subtext, visual để khơi gợi, kích thích trí não về hình tượng đồng tính không rõ ràng.
- Phát triển: Dẫn tới sự thất vọng, hụt hẫng vì không có sự xác nhận rõ ràng từ phía nhà sản xuất.
Lời kết
Queerbaiting là một hình thức mang lại lợi ích cho những nhà sản xuất, tác giả hay các diễn viên tham gia, nhưng lại đem về sự tổn thương nặng nề cho cộng đồng LGBT. Những hành động, cử chỉ mập mờ của các nhân vật trong câu chuyện thường mang lại sự thu hút tới khán giả, người theo dõi. Tuy nhiên, đây là một hình thức không nên được phổ biến rộng rãi vì nó chỉ đem lại các ảnh hưởng tiêu cực tới từng cá nhân.
Nội dung liên quan: