Thất tình lục dục nghĩa là gì? Tìm hiểu ý nghĩa chuẩn nhất
Theo Phật Giáo, con người có cảm xúc như Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Dục, và thất tình lục dục như một cụm từ thuộc nhóm cảm xúc tự nhiên. Những loại cảm xúc lẫn lộn với nhau khiến con người cảm nhận được tình yêu thương, nổi lên ham muốn bên trong cơ thể. Trong bài viết này, hãy cùng ShopVoChong24H.Com tìm hiểu về ý nghĩa chuẩn nhất của Thất tình lục dục là gì và tham khảo cách kiểm soát Thất tình lục dục trong tâm.
Thất tình lục dục nghĩa là gì?
Để nắm rõ được ý nghĩa của Thất tình lục dục, hãy tách cụm từ này thành hai phần là Thất tình-Lục dục nhằm tìm hiểu ý nghĩa chi tiết của từng bộ phận:
Ý nghĩa của Thất tình
Theo quan điểm xa xưa, thất tình chính là từ chỉ trạng thái tâm lý có mối liên hệ quan trọng với tình cảm của một con người. Các cảm xúc này bao gồm: Hỷ-Nộ-Ai-Lạc-Ái và Dục. Cụ thể ý nghĩa của từng phần sẽ được đề cập ngay sau đây:
- Hỷ (Mừng rỡ): Đây là trạng thái cảm giác hạnh phúc, mừng rỡ và có thể nhìn thấy qua ánh mắt, nụ cười hay một số cử chỉ thay đổi trên nét mặt. Hỷ chính là trạng thái cảm xúc được con người ta luôn tìm kiếm, theo đuổi để đạt được.
- Nộ (Tức giận): Cảm xúc tức giận là trạng thái người ta bực bội khi không hài lòng với ai đó, vấn đề nào đó trong cuộc sống thường ngày. Có rất nhiều mối quan hệ đứng ở bờ vực rạn nứt do “Nộ khí” của một con người. Nộ khiến người ta mất kiểm soát, hành động tiêu cực. Trạng thái Nộ làm con người luôn muốn loại trừ, kiểm soát.
- Ai (Buồn phiền): Cảm giác đau khổ, buồn rầu khi mất đi một điều, một người hết sức quan trọng gọi là Ai. Trong cuộc sống, Ai cũng như Hỷ, có thể quan sát và cảm nhận qua cử chỉ, ánh mắt và hành động của một người.
- Lạc (Vui vẻ): Tương tự với Hỷ, nhưng Lạc có cấp độ nhẹ nhàng hơn. Lạc ám chỉ sự vui vẻ, niềm vui trong thời gian ngắn, chỉ trong một thời điểm nhất định chứ không kéo dài quá lâu.
- Ái (Thương cảm): Ái là biểu hiện khi một người có tình cảm đặc biệt với một vật, hiện tượng, con người khác. Ái còn biểu thị sự nhân ái, yêu thương, yêu quý giữa con người với con người.
- Ố (Bất mãn): Ố là dạng cảm xúc thể hiện sự không hài lòng, ghét bỏ một người, sự vật, hiện tượng bất kỳ. Cụ thể hơn, Ố là trạng thái cảm xúc dẫn tới sự ghen ghét, đố kị. Những người có xu hướng cảm xúc Ố quá mạnh rất dễ bị tự ti trước đám đông.
- Dục (Ham muốn): Dục vọng tồn tại bên trong con người, Dục chỉ khao khát được chinh phục bất cứ điều gì bản thân chưa sở hữu được (tình yêu, địa vị, quyền lực,..)
Ý nghĩa của Lục dục
Lục dục có hai ý nghĩa khác nhau là “Lục dục” và “Lục trần”. Từng dạng ý nghĩa của Lục dục sẽ mang trạng thái cảm xúc khác nhau mà bất cứ ai cũng từng trải qua. Ý nghĩa cụ thể của hai thành phần ý nghĩa của Lục dục là:
Thân dục (Ham muốn về thể xác):
Thân dục hay ham muốn thể xác thường được thể hiện với người khác giới. Một số trạng thái của Thân dục cụ thể là:
- Sắc dục: Sắc dục chỉ ham muốn, yêu thích hay sự thỏa mãn do thị giác (con mắt) của con người nhìn thấy ở bên ngoài.
- Hình mạo dục: Sự ham muốn, mê mẩn hình thể, thân hình của một người dành cho một người khác giới.
- Oai nghi dục: “Oai nghi” là động tác của con người. Oai nghi dục ám chỉ một người bị thu hút bởi động tác, hành động của người khác.
- Ngôn ngữ âm thanh dục: Đây là định nghĩa chỉ những người ham muốn, si mê những âm thanh êm tai, ngọt ngào, dịu dàng.
- Tế hoạt dục: Tế hoạt dục ám chỉ cảm xúc mê luyến của một người khi được chạm vào làn da, cơ thể của người mình yêu.
- Nhân tướng dục: Nhân tước dục chỉ sự say mê vẻ đẹp bề ngoài của một người.
Lục trần (Ham muốn với các đối tượng bên ngoài):
Bên cạnh Thân dục, Lục trần ám chỉ ham muốn của con người dành cho các đối tượng bên ngoài. Lục trần chính là phần quan trọng trong “Thất tình lục dục”. Cụ thể các phần của Lục trần là:
- Nhãn dục: Đây là định nghĩa chỉ con người sẽ si mê người khác khi nhìn thấy vẻ đẹp quyến rũ của họ.
- Nhĩ dục: Nhĩ dục là sự ham mê, chìm đắm trong âm thanh của thiên nhiên khiến con người dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ.
- Tỷ dục: Tỷ dục của con người là đam mê, sở thích đối với các loại gia vị khác nhau, tạo ra sự kích thích và ấn tượng khó phai.
- Thiệt dục: Ý nghĩa của Thiệt dục là sự chìm đắm, si mê thức ăn đồ uống. Tất cả con người đều tồn tại và có sở thích cá nhân, riêng biệt về các món ăn không giống nhau mà bản thân đã từng được nếm thử.
- Thân dục: Thân dục nằm trong Lục trần không còn chỉ bị bó buộc bởi sự ham muốn thể xác giữa nam và nữ. Thân dục là từ có ý nghĩa rộng hơn, bao trùm toàn bộ những điều, sự vật, hiện tượng khiến con người ta yêu thích.
- Ý dục: Ý dục là từ chỉ hình ảnh do tất cả các giác quan thu nhận được tạo ra sự mê luyến, thích thú.
Ý nghĩa của Thất tình lục dục trong Phật Giáo
Thất tình lục dục theo Phật Giáo là một thuật ngữ để chỉ cảm xúc cá nhân của con người. Trong thuật ngữ này, thất tình chỉ bảy sắc thái cảm xúc của con người (vui mừng, giận hờn, buồn bã, vui vẻ, chán ghét, yêu thương và ham muốn), còn lục dục chỉ sáu nguyên nhân khiến con người ta yêu thương một ai đó. Đồng nghĩa rằng, trong Phật Giáo, thất tình lục dục chỉ những cảm xúc cơ bản nhất của một con người trong cuộc sống đời thường.
Cảm xúc tự nhiên của con người, sự yêu thương không chỉ dành cho những người yêu nhau, nó còn dành cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp,.. Tuy nhiên, Thất tình lục dục làm người ta đánh mất lý trí, không thể kiểm soát hành động của chính mình.
Làm sao để kiểm soát Thất tình lục dục trong tâm?
“Thất tình lục dục” chỉ cảm xúc thường ngày của con người, chúng sẽ được thể hiện một cách tự nhiên nhất. Tuy nhiên, khi không thể kiểm soát, làm chủ cảm xúc cá nhân, đồng nghĩa rằng con người dễ dàng tạo ra những hành động thiếu suy nghĩ. Để kiểm soát Thất tình lục dục, một số cách sẽ được đề xuất ngay sau đây:
Suy nghĩ tích cực
Khi luôn giữ tâm lý tích cực, suy nghĩ vui vẻ, con người dễ dàng thoát khỏi những tức giận, nóng giận cá nhân. Nhằm có đời sống thoải mái, không nên suy nghĩ tiêu cực, khó chịu.
Để làm chủ cảm xúc cá nhân, cần đối diện với vấn đề một cách dũng cảm và luôn giữ suy nghĩ thoải mái, phóng khoáng nhất.
Học cách đối mặt với vấn đề theo hướng tích cực
Cảm xúc tiêu cực do nóng giận, bực tức sẽ xảy ra hậu quả không như ý. Hãy luôn nhìn nhận và chấp nhận lỗi sai của bản thân thay vì bất mãn với điều này.
Không nên tránh né lỗi lầm cá nhân, vì nó có thể khiến bản thân bị thụt lùi về sau và mãi mãi không phát triển được. Tuy việc đón nhận những lỗi sai không quá dễ dàng, nhưng nó hỗ trợ cho việc hoàn thiện bản thân tốt hơn.
Chia sẻ cảm xúc với bạn bè, người thân
Nếu muốn kiểm soát Thất tình lục dục, hãy chia sẻ cảm xúc tiêu cực của bản thân với bạn bè, người thân xung quanh. Sự chia sẻ hỗ trợ giải tỏa tâm trạng, có thể nhận được lời khuyên theo hơi hướng khách quan nhất.
Người ngoài cuộc thường có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề. Từ đó, cái nhìn cho câu chuyện có thêm góc độ, giúp con người dễ dàng giải quyết hơn. Ngoài ra, sự sẻ chia mang lại sự thấu hiểu, gắn kết tình cảm giữa bản thân và các mối quan hệ xung quanh.
Lời kết
Thất tình lục dục là cụm từ có ý nghĩa chỉ cảm xúc của con người thường ngày. Thất tình lục dục được cấu thành từ hai thành phần là Thất tình (7 trạng thái cảm xúc) và Lục dục (6 nguyên nhân gây ra tình yêu của con người). Để kiểm soát thất tình lục dục thường ngày, chúng ta cần giữ tâm trí thoảng mái, tích cực và sẵn sàng chia sẻ cảm xúc tiêu cực với bạn bè, người thân xung quanh. Trên đây là toàn bộ thông tin xoay quanh chủ đề “thất tình lục dục” mà ShopVoChong24H, hy vọng quý bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích nhất!
Nội dung liên quan:
- Kinh nghiệm sex nơi công cộng và 10 địa điểm lý tưởng nhất
- Làm tình trên xe hơi cần chuẩn bị gì? Lựa chọn tư thế nào?
- Pheromone là gì? Yếu tố quyết định trong cơ chế hấp dẫn bạn tình
- Sapiosexual là gì? Dấu hiệu nào nhận biết người Sapiosexual?
- Ngoại tình tư tưởng: Nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục