Tính chiếm hữu là gì? So sánh tình yêu và tính chiếm hữu
Bản chất của con người đã sẵn có tính chiếm hữu. Có người cho rằng, tính chiếm hữu là biểu trưng cho tình yêu chân thành và tình cảm đặc biệt. Tuy nhiên, tính chiếm hữu của con người là nguyên nhân trực tiếp làm tan vỡ, rạn nứt của một mối quan hệ. Trong bài viết này, ShopVoChong24H.Com sẽ mang tới những thông tin thú vị để hiểu rõ hơn về tính chiếm hữu là gì, đồng thời sẽ so sánh sự khác biệt giữa tình yêu và tính chiếm hữu. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết ngay dưới đây!
Tính chiếm hữu là gì?
Tính chiếm hữu là việc mong muốn sở hữu, nắm giữ một điều gì đó, một ai đó thuộc về riêng bản thân mình. Tính chiếm hữu khiến bản thân trở nên độc đoán, ích kỉ, phiền phức và khiến những mối quan hệ xung quanh chán ghét, xa lánh.
Con người từ khi sinh ra đã có bản tính chiếm hữu tồn tại trong cơ thể. Tuy nhiên. nếu không biết kiểm soát bản tính này của bản thân, để nó đi quá xa, những hậu quả tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và mối quan hệ sẽ xảy ra.
Tính chiếm hữu trong tình yêu là gì?
Tính chiếm hữu trong tình yêu là khi bản thân luôn muốn ở cạnh đối phương 24/7, không tách rời một phút nào, luôn nghi ngờ nếu họ không ở cạnh mình.
Những người có tính chiếm hữu cao thường lo sợ bị phản bội liên tục, họ coi tình yêu là tất cả và luôn dồn dập, điên cuồng tìm kiếm nửa kia khi thấy họ biến mất. Những điều này chứng tỏ sự chiếm hữu trong tình yêu.
Khi trong tình yêu có tính chiếm hữu quá thô bạo khiến đối phương cảm thấy không được tôn trọng và không có không gian thoải mái. Điều này tạo ra mối quan hệ tiêu cực, khó chịu, gây phiền toái cho người ấy.
Tính chiếm hữu trong tình yêu còn thể hiện ở sự ghen tuông mất kiểm soát khi nửa kia gặp gỡ, giao lưu với những mối quan hệ khác giới bên ngoài xã hội. Ngoài ra, những người có tính chiếm hữu trong tình yêu không muốn đối phương có không gian riêng để làm việc cá nhân hoặc những sở thích riêng.
Tính chiếm hữu liệu có tốt hay không?
Tính chiếm hữu tốt hay xấu còn phụ thuộc vào cách con người ta thể hiện và kiểm soát bản chất này. Sự chiếm hữu đóng vai trò là như một loại gia vị “nêm nếm” cho tình yêu thêm mặn nồng, ngọt ngào và thú vị hơn. Sự ghen tuông vừa đủ khiến cho đối phương cảm nhận rằng bản thân đủ quan trọng, và thấy sự quan tâm, yêu thương.
Tuy nhiên, tính chiếm hữu chỉ tốt khi dừng lại đúng lúc một cách vừa phải. Ranh giới giữa sự tốt đẹp và xấu xa của bản chất này rất mong manh, chỉ cần vượt qua một chút cũng có thể làm mối quan hệ bị đẩy xuống ngõ cụt.
Điểm khác biệt giữa tình yêu và tính chiếm hữu
Tính chiếm hữu cao khiến tình cảm trở nên ngột ngạt, khó chịu, nhưng nó lại là sự bất mãn vô hình. Những người có tính chiếm hữu thường không nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà chỉ chú ý để tìm kiếm lý do để bao biện cho bản thân.
Tuy nhiên, một số trường hợp lại cho rằng tính chiếm hữu là tình yêu. Trên thực tế, điều này không đúng, dưới đây là một số điểm khác biệt giữa tính chiếm hữu và tình yêu:
- Tính chiếm hữu: Cảm xúc khao khát điên cuồng, chỉ mong muốn ở cạnh đối phương, không muốn tách rời một giây nào. Luôn có tâm lý mệt mỏi, lo lắng người kia phản bội và lúc nào cũng mang sự sợ hãi sẽ bị bỏ rơi.
- Tình yêu: Mang lại cho đối phương cảm giác ấm áp, được trân trọng, yêu mến và quan tâm, chăm sóc. Tình yêu là sự đề cao những gắn kết cảm xúc, tinh thần và mindset của các cặp đôi.
Các ảnh hưởng tiêu cực nếu yêu người có tính chiếm hữu cao
Khi yêu “trúng” một người có tính cách chiếm hữu vượt quá ranh giới cho phép sẽ tạo ra một tình yêu nhàm chán, ngột ngạt, gây ám ảnh. Nếu tính chiếm hữu quá mạnh mẽ, hậu quả xấu nhất xảy đến là những căn bệnh tâm lý nguy hiểm.
Dưới đây là một số ảnh hưởng tiêu cực khi yêu một người có tính chiếm hữu cao:
Mối quan hệ rạn nứt
Người có tính chiếm hữu mạnh trong tình yêu thường suy nghĩ rằng bản thân sẽ bị phản bội, bỏ rơi, bất an và không tin tưởng người yêu của mình.
Khi tình trạng lo âu kéo dài, sự hoài nghi sẽ bị đẩy lên đỉnh điểm nếu người kia gặp gỡ và giao tiếp với người khác giới.
Vết nứt do sự nghi ngờ sẽ ngày một sâu hơn và không thể chữa lành. Khi tất cả mọi thứ chạm vào giới hạn cuối cùng, mối quan hệ sẽ rạn nứt và sụp đổ nhanh chóng.
Đa số những người có tính chiếm hữu cao thường trở thành hội chứng ám ảnh tình yêu (hội chứng adele) và rất khó chữa trị.
Khó chịu, ngột ngạt
Những người có tính chiếm hữu sẽ bao biện và luôn thuyết phục rằng điều này thể hiện sự quan tâm, yêu thương mà không quan tâm rằng người ấy có mong muốn hay cảm xúc của họ ra sao.
Những người này sẽ suy nghĩ cho chính bản thân, luôn ép đối phương làm theo ý kiến cá nhân của mình. Sự ích kỉ, khó khăn làm đối phương thấy ngột ngạt, khó chịu. Tích tụ điều này lâu dài làm họ càng mong muốn rời khỏi mối quan hệ này nhanh chóng hơn.
Mệt mỏi vì những lo lắng vô căn cứ
Tính chiếm hữu làm con người luôn thể hiện sự khó chịu, chiếm hết vị trí của các cảm xúc vui, buồn, thích thú làm mối quan hệ trở nên nhàm chán, tiêu cực và bất an.
Nếu tình yêu không thể mang lại sự hạnh phúc, vui vẻ, con người thường cảm thấy mệt mỏi, chán nản và không mong muốn sẽ xây dựng mối quan hệ lâu dài với nửa kia.
Để tránh đi trường hợp này, cần học cách giữ bình tĩnh và kiềm chế bản thân, không nên suy nghĩ nhiều để đầu óc thư giãn. Nên thẳng thắn chia sẻ những cảm xúc cá nhân, các bí mật trong lòng nhằm tránh dằn vặt nhau.
Cách cải thiện tính chiếm hữu trong mối quan hệ
Tính chiếm hữu trở thành sự tiêu cực và khó chịu, gây ảnh hưởng trực tiếp tới mối quan hệ tình yêu. Để hỗ trợ cải thiện tính cách và tình trạng này, cần chú ý một số cách để không đưa mối quan hệ vào “ngõ cụt”.
Những mẹo dưới đây có thể hỗ trợ giảm cảm giác, mong muốn chiếm hữu cho một người, cụ thể:
Gác bỏ quá khứ
Ám ảnh một số tổn thương ở quá khứ như việc bị phản bội, lừa tình,… có thể là nguyên nhân khiến tính chiếm hữu của một người trở nên tệ hại hơn, đây cũng là nguyên nhân khiến mối quan hệ tan vỡ.
Để cải thiện tình trạng này, không nên để quá khứ chen vào mối quan hệ yêu đương vui vẻ hiện tại. Không nên đề cập tới chuyện cũ nhằm mang lại cảm xúc tích cực cho cả hai.
Những gì đã xảy ra trong quá khứ sẽ không thể thay đổi, cần cất giữ những kỷ niệm cũ để tiến về phía trước và sống hết mình vì hiện tại, tương lai.
Không gò ép đối phương phải thay đổi theo ý mình
Để mối quan hệ hạnh phúc hơn, tốt nhất không nên ép buộc đối phương phải thay đổi tính cách, lối sống giống với bản thân mình. Điều này có thể thay đổi tùy vào từng trường hợp trong các mối quan hệ khác nhau.
Hãy đưa ra các góp ý theo mặt tích cực để tránh khiến cho họ cảm thấy ức chế, stress hay nuôi dưỡng mong muốn kết thúc mối quan hệ.
Không nên dò xét kiểu tiêu cực
Nhiều người thường có kiểu nói chuyện theo hướng tiêu cực, có thái độ dò xét, tra hỏi hoặc không kiềm chế được bản thân mà luôn đọc tin nhắn, kiểm tra mạng xã hội, các mối quan hệ của người yêu,.. và biến chúng thành thói quen xấu.
Những thói quen này có thể là “mối đe dọa” trực tiếp tới mối quan hệ của hai người, ngầm tạo ra những rạn nứt vô hình khó có thể thay đổi.
Hành động dò xét theo hướng tiêu cực cho thấy bản thân không tin tưởng đối phương, luôn mong muốn kiểm soát họ.
Hãy giảm bớt tính cách này bằng cách điều hướng bản thân chú ý sang những chủ đề, hoạt động khác và luôn nói chuyện với người yêu bằng lời lẽ tích cực, nhẹ nhàng, dịu dàng.
Nói rõ quan điểm của bản thân với đối phương
Hãy trò chuyện trực tiếp để bày tỏ cảm xúc, những khúc mắc hay các nút thắt ở trong lòng. Việc bày tỏ tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được, hậu quả là mối quan hệ bị rạn nứt.
Trước khi trò chuyện với người ấy, hãy chắc chắn đã suy nghĩ kĩ và đảm bảo đối phương sẽ lắng nghe, chia sẻ theo hướng tích cực chứ không chuẩn bị tâm lý cãi vã.
Hãy trò chuyện khi cả hai có đầy đủ sự chuẩn bị những năng lượng tích cực để xoa dịu, chưa lành đối phương.
Tính chiếm hữu có thể biến thành tình yêu không?
Tính chiếm hữu khó có thể biến thành tình yêu. Đây là một câu hỏi khá khó khăn để đưa ra câu trả lời chính xác. Nếu thật lòng yêu một ai đó, hãy luôn đem tới sự thoải mái, dễ chịu và nên dành cho họ không gian riêng tư để hoàn thành sở thích, đam mê, công việc cá nhân.
Tính chiếm hữu chỉ có thể biến thành tình yêu khi người có tính cách này biết cách kiềm chế bản thân, đặt lòng tin vào nửa kia và luôn chăm sóc bản thân để giúp chính mình hoàn thiện, tốt đẹp hơn nhằm nâng cao giá trị.
Lời kết
Để chinh phục được trái tim của nửa kia cần rất nhiều điều khác nhau chứ không chỉ phụ thuộc vào tính chiếm hữu. Trên thực tế, tính chiếm hữu trong tình yêu có thể khiến đối phương mệt mỏi, ngột ngạt và luôn mong muốn nhanh chóng kết thúc mối quan hệ hiện tại. Nếu muốn có một mối quan hệ lâu dài, bền chặt, cần xác định chính xác con đường tình yêu lành mạnh, không có mong muốn chiếm hữu họ quá chặt chẽ. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết trên của ShopVoChong24H về chủ đề tính chiếm hữu, hy vọng quý bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích nhất!
Nội dung liên quan: