Ý nghĩa của câu nói “gái hơn 2 trai hơn 1” là gì?
Một trong những câu thành ngữ được truyền miệng từ nhiều đời là “Gái hơn 2 trai hơn 1”. Tới thời điểm hiện tại, vẫn có rất nhiều người sử dụng thành ngữ này làm tiêu chí xây dựng gia đình êm ấm, hạnh phúc. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ ý nghĩa của cụm thành ngữ “Gái hơn 2 trai hơn 1”. Nhằm giải đáp các thắc mắc xung quanh thành ngữ này và tìm hiểu về tiêu chí của một gia đình hạnh phúc, hãy cùng ShopVoChong24H.Com khám phá qua những thông tin ngay dưới đây.
“Gái hơn 2 trai hơn 1” nghĩa là gì?
“Gái hơn 2 trai hơn 1” là một quan niệm dành cho hôn nhân được người dân truyền tai rộng rãi, phổ biến từ thời kì xa xưa. Thành ngữ này mang ý nghĩa rằng mối quan hệ vợ chồng, yêu đương mà người phụ nữ hơn người đàn ông 2 tuổi, hoặc chàng trai hơn cô gái 1 tuổi là một mối quan hệ tình cảm gắn kết bền chặt, hạnh phúc.
Quan niệm này xuất phát từ suy nghĩ rằng nếu sự chênh lệch tuổi tác giữa nam và nữ không quá nhiều có thể dễ dàng thấu hiểu, có kết nối cảm xúc mạnh mẽ hơn và hợp nhau về các tính cách, sở thích, lối sống. Điều này dẫn tới sự hòa hợp, tránh tối đa mọi cã vã, bất đồng quan điểm.
Theo quan điểm của người Việt xưa, “gái hơn 2 trai hơn 1” còn mang hàm ý chỉ thời điểm tốt nhất để lập gia đình, kết hôn. Nguyên nhân vì người xưa cho rằng “nữ thập tam, nam thập lục” (nữ 13 tuổi, nam 16 tuổi). Nghĩa của câu này thể hiện rằng, độ tuổi phát triển và hình thành tình yêu đôi lứa là giai đoạn cậu chàng 16 tuổi và cô nàng 13 tuổi. Sau đó 2 năm, tức là nữ 15, nam 17 sẽ là thời điểm “vàng” để kết hôn, sinh con đẻ cái.
“Gái hơn 2 trai hơn 1” có phải là công thức để có một gia đình hạnh phúc?
“Gái hơn 2 trai hơn 1” là công thức để có một gia đình hạnh phúc trong một số trường hợp nhất định. Nếu hiểu theo cách tính toán trước đây, độ tuổi lập gia đình tuyệt vời nhất là giai đoạn nữ giới 15 tuổi, nam giới 17 tuổi. Tuy nhiên, những số liệu thống kê của thời hiện đại lại đưa ra kết quả độ tuổi trung bình mà người Việt kết hôn là 24 tuổi.
So sánh với toàn thế giới, con số 24 vẫn là một con số nhỏ và độ tuổi này còn khá thấp đối với nhiều đất nước khác hiện nay. Song, gia đình là một tập thể lớn, gồm những thành viên trong gia đình đóng góp, hình thành và chăm sóc cho tập thể này bền vững, hạnh phúc lâu dài.
Điều này chứng minh rằng, chỉ dựa vào độ tuổi để đánh giá sự hạnh phúc là chưa đủ. Để một gia đình được vui vẻ, bền lâu, cần đảm bảo được cả đời sống vật chất lẫn tinh thần đều được cân bằng, đảm bảo.
Từng chi tiết nhỏ, từng hạng mục lớn (tinh thần, vật chất) là các yếu tố quyết định sự bền vững của một gia đình hiện nay. Đây cũng là mục tiêu mà nhiều cặp vợ chồng luôn mong muốn cân bằng và cung cấp đầy đủ cho tổ ấm của riêng mình.
Quan niệm “Gái hơn 2 trai hơn 1” hiện nay đã không còn là yếu tố quan trọng nhất để nắm giữ hạnh phúc của một gia đình. Thay vào đó là sự kết hợp giữa các yếu tố nhỏ và mong muốn cá nhân của hai cá thể muốn tiến tới hôn nhân. Hãy tìm hiểu kỹ nửa kia của mình trước khi đưa ra quyết định tiến xa hơn.
Ngoài ra, xét về mặt tâm lý, cụm thành ngữ “gái hơn 2 trai hơn 1” có ý nghĩa chỉ phụ nữ thường trưởng thành sớm về mặt cảm xúc và tâm lý hơn đàn ông. Đồng nghĩa rằng nếu nữ hơn nam 2 tuổi và nam hơn nữ 1 tuổi sẽ dễ đồng điệu về cảm xúc và cân bằng về mức độ trưởng thành.
Lợi ích của việc áp dụng “gái hơn 2 trai hơn 1”
Khi đã hiểu được ý nghĩa đằng sau thành ngữ “gái hơn 2 trai hơn 1”, dưới đây là một số lợi ích khi áp dụng vào đời sống tình cảm, hôn nhân:
Sự đồng điệu trong hôn nhân
Thông thường, những cặp đôi có sự chênh lệch tuổi tác không quá nhiều có thể dễ dàng thấu hiểu, tìm thấy những đặc điểm đồng điệu với nhau trong hôn nhân hơn. Sự đồng điệu tạo ra đời sống hôn nhân êm ấp, vui vẻ và hạnh phúc.
Tránh xung đột về tư duy
Quan điểm sống, tư duy của những người có sự chênh lệch tuổi tác ít có thể dễ dàng phù hợp với nhau hơn. Mindset và quan điểm phù hợp giúp các cặp vợ chồng có thể đưa ra các quyết định liên quan tới cuộc sống hôn nhân, đời sống xã hội một cách đơn giản mà không gặp xung đột.
Đảm bảo về sức khỏe sinh sản
Sức khỏe sinh sản của việc áp dụng thành ngữ “gái hơn 2 trai hơn 1” giúp đảm bảo sức khỏe đường sinh sản, mang lại cho các cặp vợ chồng những lứa con cái khỏe mạnh, thông minh và sáng dạ.
Tiêu chí của một gia đình hạnh phúc là gì?
Ngoài tiêu chí lựa chọn tuổi tác phù hợp, để xây dựng gia đình ấm êm, hạnh phúc, cần lưu tâm một vài yếu tố không kém phần quan trọng dưới đây:
Sự quan tâm và chia sẻ
Chìa khóa kết nối tất cả các cánh cửa tâm hồn của những thành viên trong gia đình không đâu khác, chính là sự quan tâm và sẻ chia. Với đời sống vội vã, bộn bề âu lo, mối bận tâm như hiện nay, gia đình là nơi con người ta muốn tìm về để nhận được sự cảm thông, âu yếm, sẻ chia những mệt mỏi, căng thẳng. Tuy nhiên, nhiều gia đình lại không thể thực hiện tiêu chí này trọn vẹn.
Khi đã đưa ra quyết định lập gia đình, sinh con đẻ cái, cần phải dành ra khoảng thời gian trống trong ngày nhằm tâm sự, trò chuyện để sẻ chia những vấn đề trong cuộc sống của mỗi thành viên.
Tài chính vững mạnh
Yếu tố tài chính bền vững là điều không thể thiếu khi muốn xây dựng tổ ấm bình yên, đủ đầy. Có kế hoạch tài chính rõ ràng, quản lý chi tiêu cẩn thận sẽ giúp các cặp vợ chồng có thể gìn giữ mối quan hệ trong gia đình bền chặt hơn.
Nếu có tài chính vững mạnh, điều kiện sống của con em cũng được tốt đẹp, hoàn thiện hơn. Em bé có thể phát triển và học tập tại các môi trường toàn diện. Tài chính vững mạnh cũng góp phần xây dựng, hỗ trợ vợ và chồng có thể nắm bắt các cơ hội tốt hơn để nâng cao chất lượng sống cho gia đình.
Tôn trọng lẫn nhau
Sự tôn trọng cũng là một yếu tố quan trọng khi hình thành một gia đình cho riêng mình. Cần có những hành động, lời nói, cử chỉ phù hợp với vai vế của bản thân. Điều này làm cho tất cả mọi người hài lòng, thoải mái để gia đình bình yên, hạnh phúc.
Hiện nay, để có sự tôn trọng tuyệt đối, không nên giữ quan niệm “trọng nam khinh nữ”. Xã hội bình đẳng bây giờ cần sự công tâm khi nói chuyện, cư xử giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn bám víu lấy tư tưởng lỗi thời này mà tôn thờ vị trí của người đàn ông, khiến người phụ nữ ủy khuất, lép vế hơn.
Nếu không thay đổi sớm, đời sống hôn nhân không thể ấm êm, yên bình, gây ảnh hưởng trực tiếp tới cả hai hay thậm chí là ca những người con nhỏ trong gia đình.
Tình yêu và sự hiểu biết
Tình yêu, sự hiểu biết là một yếu tố không thể thiếu khi hình thành một gia đình hạnh phúc. Tình yêu là sợi dây kết nối những người trong tổ ấm của mình, là kết hợp của sự sẻ chia, quan tâm, yêu thương lẫn nhau.
Sự hiểu biết là mắt xích nối cho những thành viên trong gia đình thêm phần thấu hiểu, thông cảm cho nhau hơn. Điều này chứng tỏ rằng, một gia đình hạnh phúc không thể thiếu yếu tố tình yêu và sự hiểu biết.
Đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau
Mỗi thành viên trong gia đình đều cần đoàn kết, hỗ trợ với nhau để mái ấm được bền vững hơn. Những người trong cùng một gia đình cần ở cạnh nhau, kề vai sát cánh trong mọi trường hợp, hoàn cảnh để vượt qua khó khăn, sẻ chia niềm vui, sự hạnh phúc. Một gia đình đoàn kết có thể giúp con người ta mạnh mẽ vượt qua trở ngại, chông gai.
Vai trò của nam và nữ trong gia đình
Trong một gia đình, nam giới và nữ giới có những vai trò khác nhau. Theo thời gian, khi quan niệm trọng nam khinh nữ đã dần được xóa bỏ, nhiều gia đình cũng có sự thay đổi. Khi người phụ nữ không chỉ luẩn quẩn quanh căn bếp, khi người đàn ông cũng có thể sẻ chia việc nhà, săn sóc con cái cùng vợ mình. Những thay đổi này giúp cả hai có thể gắn kết hơn. Cụ thể một số vai trò của từng thành viên trong gia đình:
Vai trò của nam giới
Dù ở thời điểm nào, nam giới cũng đóng vai trò là người bảo vệ, chăm sóc gia đình. Sự bảo hộ mạnh mẽ không chỉ nằm ở việc đi làm, bươn chải để kiếm tiền chăm lo cho các thành viên trong gia đình, điều này còn là sự tôn trọng, thấu hiểu với người phụ nữ.
Cánh mày râu có thể xắn tay áo, tham gia vào những hoạt động chăm sóc con gái, hay chỉ đơn thuần là hỗ trợ một số công việc nhà đơn giản. Môi trường gia đình lành mạnh, tấm gương cho con cái noi theo nằm ở quá trình cả vợ và chồng đều có sự tôn trọng, tạo ra sự bình đẳng giới trong chính tổ ấm của mình.
Vai trò của nữ giới
Vai trò của phụ nữ là chăm sóc con gái, quản lý quán xuyến việc nhà như một hậu phương vững trái cho cánh mày râu. Nhưng thời hiện đại bây giờ, phụ nữ không bị giới hạn bởi căn bếp hay con cái của chính mình, mà các chị em dễ dàng tham gia các hoạt động kinh tế.
Sự thay đổi và bình đẳng này giúp phụ nữ thêm phần tự tin, có tính chủ động, độc lập hơn trong cuộc đời của chính mình. Ngoài chăm sóc nhà cửa, phái đẹp có thể tham gia vào các vấn đề kinh tế của gia đình, và cần được người chồng hỗ trợ, thấu hiểu, sẻ chia để nhận lại sự công bằng, tôn trọng.
Những lưu ý trong quan niệm “Gái hơn 2 trai hơn 1”
Tuy quan niệm “gái hơn 2 trai hơn 1” có thể phù hợp trong nhiều trường hợp đời sống hiện nay. Nhưng để thực hiện một cách an toàn, hiệu quả, các cặp đôi cần lưu ý một số điều sau:
- Không cứng nhắc: Thành ngữ “gái hơn 2 trai hơn 1” chỉ đúng trong những trường hợp nhất định, không nên gò ép, bắt buộc tất cả mọi người đều phải thực hiện theo một cách máy móc. Những cặp đôi khác nhau sẽ có quan điểm tình yêu, tư duy đời sống khác nhau. Điều này chứng tỏ tuổi tác không quá quan trọng vì khi trở thành vợ chồng, cần hòa hợp về nhiều mặt hơn như lối sống, tình cảm,…
- Chú trọng vào tình cảm: Tuổi tác chỉ là con số mang lại mục đích tham khảo cho các cặp đôi. Sự cần thiết bắt buộc phải có là duy trì mối quan hệ tình cảm bền chặt và có tư duy hiểu biết về cuộc sống về sau của cả hai.
- Tôn trọng ý kiến cá nhân: Quan điểm dân gian là một điều đáng trân trọng, tuy nhiên nó chỉ mang tính chất tham khảo. Đồng nghĩa với việc nếu muốn nên duyên vợ chồng, cần tôn trọng và thấu hiểu đối phương nhằm mang lại sự thoải mái và hạnh phúc tự nguyện cho cả hai người.
Lời kết
“Gái hơn 2 trai hơn 1” trên thực tế là quan niệm được truyền miệng nhiều đời nhằm củng cố sự gắn kết, phù hợp giữa một cặp nam nữ yêu nhau. Tuy nhiên, đây không phải là tiêu chí quyết định sự hạnh phúc của một gia đình. Để vun đắp cho một tổ ấm yên bình, hạnh phúc, cần sự kết hợp của nhiều tiêu chí khác nhau chứ không đơn thuần là vấn đề tuổi tác của vợ và chồng. Ngoài ra, sự công bằng giữa cách đối xử và loại bỏ đi quan niệm “trọng nam khinh nữ” cũng sẽ góp phần làm mối quan hệ gia đình bền vững hơn.
Nội dung liên quan: